ERP system là gì? ERP system đã làm như thế nào để giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn?

ERP system là một khái niệm xuất hiện khá thường xuyên trong thời gian gần đây ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm về ERP system vẫn còn khá mơ hồ, mỗi người hiểu mỗi ý hoặc chưa hiểu trọn vẹn về nó. Thật vậy, có một số người nói công ty họ đang ứng dụng hệ thống ERP nhưng thật ra chỉ là một module nhỏ trong ERP, hay có thể là nhiều phần mềm chức năng khác nhau tùy biến và kết hợp với nhau một cách khá lỏng lẻo. Vậy ERP system là gì? Những ưu điểm lợi ích mà hệ thống này mang lại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về vấn đề này.

ERP system là gì?

ERP system là tên viết tắt của Enterprise Resource Planning System – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Để hiểu một cách rõ ràng về ERP system là gì trước hết cần hiểu được ý nghĩa từng khái niệm trong hệ thống này.

– Enterprise (doanh nghiệp): đây chính là đối tượng sử dụng của ERP system. ERP system liên kết các bộ phận, phòng ban chức năng trong doanh nghiệp vào trong một hệ thống máy tính duy nhất giúp các cán bộ nhân viên, cán bộ quản lý lẫn lãnh đạo có thể dễ dàng và kịp thời truy cập sử dụng, kiểm tra, kiểm soát trong giới hạn quyền của mình.

– Resource (nguồn lực): nguồn lực gồm nhân lực, vật lực và tài chính. Tuy nhiên, hiểu một cách chính xác trong ERP system thì Resource là tài nguyên, là tất cả phần cứng, phần mềm, dữ liệu của hệ thống mà con người có thể truy cập và sử dụng được. Và một khi doanh nghiệp đã ứng dụng ERP system vào trong hoạt động của mình tức là phải biến tất cả các nguồn lực đó thành tài nguyên. Bằng cách nào?

  •         Phải làm cho tất cả bộ phận, phòng ban đều có thể khai thác nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho công việc, trách nhiệm của mình.

Nói một cách tổng quan về việc chuyển hóa tài nguyên của doanh nghiệp thành nguồn lực chính là quá trình chuẩn hóa dữ liệu. Quá trình này cần được những đối tác có chuyên môn kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để thực hiện. Việc khai thác sử dụng ERP system thành công hay không được quyết định bởi nguồn lực này.

– Planning (hoạch định): là khả năng hoạch định chiến lược, kế hoạch trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Planning trong ERP system hỗ trợ doanh nghiệp tính toán, dự báo, lập kế hoạch trong sản xuất, thu mua, cung ứng, xây dựng chính sách giá, chiết khấu,…một cách hiệu quả và chặt chẽ nhất, hạn chế tối đa những sai sót, nhầm lẫn trong xử lý nghiệp vụ.

Vậy tóm lại ERP system là gì. Là một phần mềm tin học tổng thể được dùng trong các doanh nghiệp. Là một sản phẩm đa chức năng với 3 vai trò chính là lưu trữ, kết nối quản trị và hoạch định ý tưởng quản lý cho doanh nghiệp.

ERP system là một giải pháp công nghệ thông tin hiện đại thay thế các phần mềm chức năng riêng lẻ như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng,…Chỉ cần một ERP system, doanh nghiệp có thể xây dựng một mô hình làm việc tự động hóa chuyên nghiệp, xuyên suốt từ A – Z, từ cấp lãnh đạo quản lý đến nhân viên ở mỗi bộ phận phòng ban.

ERP system mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Với những module đa chức năng trong mọi khâu hoạt động, ERP system một khi được triển khai thành công và vận hành một cách trơn tru sẽ mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động của doanh nghiệp như:

– Giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn thông tin quản trị đáng tin cậy, chính xác và kịp thời: Nguồn dữ liệu từ các phòng ban sẽ được tập trung vào một cơ sở dữ liệu duy nhất và được chia sẻ dùng chung một cách dễ dàng giữa tất cả các bộ phận.

Công tác kế toán tài chính chính xác hơn, giảm thiểu những thất thoát, sai sót trong thu chi: so với việc tính toán bằng thủ công dẫn đến nhiều sai sót, phân hệ kế toán trong ERP system là một chức năng hỗ trợ hiệu quả cho bộ phận kế toán doanh nghiệp hiện nay.

– Chuẩn hóa thông tin hành chính nhân sự và tiền lương: với các công ty lớn nhiều chi nhánh ở nhiều khu vực địa lý, lượng nhân sự lớn được quản lý bởi một phòng nhân sự ở trụ sở chính thì việc theo dõi công, tiền lương, chế độ thưởng phạt, chế độ tiền lương và phúc lợi từ một module chức năng trong ERP system sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.

– Nâng cao hiệu suất sản xuất: với nguồn thông tin quản trị được cập nhật chính xác, rõ ràng sau khi chuẩn hóa sẽ giúp cho các nhân viên bộ phận kế hoạch sản xuất có thể nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong quy trình sản xuất trước đó, rút kinh nghiệm cho một quy trình sản xuất mới hiệu quả và đạt hiệu suất kinh kế cao hơn.

– Giảm lượng hàng tồn kho: chức năng quản lý kho của ERP system giúp doanh nghiệp xác định và nắm bắt nhanh chóng lượng hàng tồn kho để từ đó có những chiến lược thúc đẩy giải phóng hàng tồn, giảm nhu cầu lưu động vốn, từ đó góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Tối ưu hóa việc xử lý đơn đặt hàng của khách hàng: đây là ưu điểm lớn nhất của hệ thống ERP, với một quy trình đặt hàng, giao dịch xử lý thống nhất,nhịp nhàng xuyên suốt giữa các bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng, kho và vận đơn giúp đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh chóng hơn, khắc phục tình trạng bỏ sót đơn hàng, gây phiền lòng và giảm uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ERP là gì? lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp như thế nào.

Hãy tiếp tục cập nhật website để có được nhiều hơn nữa thông tin về ERP system trước khi quyết định triển khai nó cho doanh nghiệp mình.

Nếu doanh nghiệp bạn có kế hoạch sử dụng hệ thống này và cần tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Hãy liên lạc theo hotline của HCW Việt Nam – một đơn vị cung cấp giải pháp ERP uy tín hơn 5 năm trên thị trường Việt Nam.


Scroll to Top
Hotline: 0899.657.688
Nhắn tin Messenger 0878136222 Chat Zalo với chúng tôi Mail cho chúng tôi Địa chỉ công ty