Xu thế toàn cầu hoá đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với mọi quốc gia trong quá trình hội nhập. Cái lợi thì có nhiều, nhưng những khó khăn, bất lợi cũng không phải là ít. Cái chính là do môi trường kinh doanh liên tục có nhiều thay đổi, đa dạng và phức tạp, nhất là môi trường kinh doanh quốc tế. Đối với các doanh nghiệp nói chung và bộ phận hoạch định chiến lược nói riêng, đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là một nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định trong tương lai của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh là gì
Môi trường kinh doanh (MTKD) doanh nghiệp được hiểu là bao gồm toàn bộ những nhân tố liên quan tới kinh tế, chính trị , hành chính, cơ sở hạ tầng làm tác động đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức. Các yếu tố, điều kiện này tác động lẫn nhau, tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ và chiều khác nhau. Môi trường kinh doanh được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm cũng như hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Xét theo mức độ tác động của môi trường đến sản xuất và quản trị doanh nghiệp, MTKD được chia làm ba loại : môi trường vĩ mô ( cấp độ nền kinh tế quốc dân), môi trường tác nghiệp (cấp độ ngành) và môi trường nội bộ ( cấp độ doanh nghiệp).
Đặc điểm của môi trường kinh doanh
- Tồn tại tất yếu khách quan: Con người không tác động được.
- Có tính tổng hợp, hệ thống: Tổng hợp các chiều, mức độ tác động của mọi điều kiện, yếu tố.
- Động: Luôn luôn thay đổi do các yếu tố, điều kiện thay đổi.
- Đa dạng: Nhiều yếu tố, điều kiện.
- Phức tạp: Do các yếu tố các mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tác động các chiều, mức độ, trong điều kiện khác nhau tới tình hình doanh nghiệp. Tại một thời điểm, có yếu tố đồng thuận, có yếu tố cản trở.
Tầm quan trọng của môi trường kinh doanh tới các doanh nghiệp

Dù là những doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thì hoạt động trong môi trường kinh doanh cũng đều vô cùng quan trọng, nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích như:
- Cần thiết cho việc lập kế hoạch
Sự hiểu biết về môi trường kinh doanh sẽ là điều cần thiết để bạn thiết lập các kế hoạch cho cho tương lai. Khi nhận thức đầy đủ về các vấn đề hiện tại, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về môi trường kinh doanh của mình để từ đó đưa ra những phương án, cách giải quyết phù hợp.
- Thấu hiểu khách hàng
Khi am hiểu tường tận về môi trường kinh doanh của mình sẽ giúp bạn thấu hiểu và biết được khách hàng thực sự muốn gì. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn hành vi của người tiêu dùng và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp đáp ứng nhu cầu của họ.
- Các mối đe dọa và cơ hội
Kiến thức vững chắc về môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp an toàn trước các mối đe dọa trong tương lai và khai thác các cơ hội trong tương lai.
- Hiểu đối thủ cạnh tranh
Hiểu rõ về môi trường kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp biết được những ưu và nhược điểm của mình cũng như đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược cụ thể để phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh bên ngoài
- Yếu tố chính trị: là các hoạt động của chính phủ và điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp như: luật pháp, qui định, thuế quan và các rào cản thương mại khác, đôi khi là chiến tranh và bất ổn xã hội….
- Yếu tố kinh tế vĩ mô: là các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước chứ không chỉ rieng các doanh nghiệp. Yếu tố này bao gồm: lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, niềm tin người tiêu dùng,…
- Các yếu tố kinh tế vi mô: quy mô thị trường, nhu cầu khách hàng, nguồn cung, mối quan hệ với nhà cung cấp và chuỗi phân phối, đối thủ cạnh tranh…
- Các yếu tố xã hội: các phong trào xã hội, chẳng hạn như các phong trào về môi trường, cũng như những thay đổi trong thời gian và sở thích của người tiêu dùng.
- Yếu tố công nghệ: là sự đổi mới công nghệ có thể mang lại lợi ích hoặc tổn hại đến doanh nghiệp. Một số cải tiến công nghệ có thể làm tăng tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp như phần mềm máy tính và dây chuyền sản xuất tự động…
Môi trường kinh doanh bên trong
- Văn hóa tổ chức: Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các nhân viên trong doanh nghiệp, với khách hàng của họ và các bên liên quan khác. Yếu tó này bao gồm: các khuôn khổ của các giá trị, tầm nhìn, chuẩn mực và thói quen được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức.
- Cơ cấu tổ chức: được thiết lập theo chiều thẳng đứng với nhiều cấp độ phân cấp hoặc thiết lập theo mặt phẳng, với rất ít cấp bậc. Cách thức tổ chức của một tổ chức sẽ ảnh hưởng đến cách quản lí doanh nghiệp và mức độ kiểm soát của từng nhân viên đối với công việc của họ.
- Cấu trúc quản lí: là cách thức quản lí doanh nghiệp thông qua các quyết định từ cấp trên đưa xuống để giải quyết các vấn đề.